Sinh thái học Chi_Ngỗng

Một gia đình ngỗng xám gặm cỏ ven hồ nước

Các loài ngỗng chủ yếu là động vật ăn cỏ ở các vùng đất lầy lội, với khả năng bơi lội tốt nhờ các chân màng, mặc dù chúng cũng tích cực gặm cỏ tại các vùng đất khô. Khi kiếm ăn trong nước, chúng thường lặn cắm đầu xuống để tìm kiếm các loại cỏ mọc ngầm dưới nước.[3]

Các cặp sinh sản thường là chung sống cả đời. Tổ của chúng thường gần với ao hồ hay các nguồn nước khác, phổ biến nhất trên các đảo nhỏ để có sự bảo vệ tốt hơn trước những loài thú ăn thịt, nhưng một số loài cũng làm tổ trên các vách đá hay núi đá dốc và lởm chởm, gần với mặt nước, hặc đôi khi là các lỗ trên thân cây. Tổ được lót khá dày bằng lông vũ mềm, được con mẹ rỉa ra từ ngực và bụng nó. Mỗi lần chúng đẻ từ 3 tới 8 trứng và ấp trong vòng 21-30 ngày. Ngỗng non được cả ngỗng bố lẫn ngỗng mẹ dẫn xuống nước để kiếm ăn trong ao hồ hay trên mặt đất gần với bờ ao hồ nơi mà chúng có thể nhanh chóng rút lui nếu bị đe dọa; cả ngỗng bố lẫn ngỗng mẹ đều rất hung hãn trong việc bảo vệ các con của chúng. Ngỗng con được ngỗng bố mẹ nuôi trong vòng 40-60 ngày. Ngỗng non thuần thục sinh học khoảng sau 2 năm tuổi và đôi khi có thể sinh sản ở tầm tuổi này, nhưng nói chung chúng không sinh đẻ cho tới khi đạt 3-4 năm tuổi.[1][3]

Một phần của bầy lớn các con ngỗng tuyết về mùa đông

Kích thước cơ thể, kích thước mỏ, tốc độ phát triển và chiến lược di trú tùy thuộc mạnh theo từng loài, với các loài nhỏ hơn sinh sản trong khu vực cận kề Bắc cực và các loài to lớn hơn trong khu vực ôn đới; các loài nhỏ hơn cũng có mỏ nhỏ hơn và con của chúng phát triển nhanh hơn trong mùa hè ngắn ngủi ở vùng Bắc cực. Các loài nhỏ hơn này cũng di cư xa hơn về phía nam tới các khu vực ấm áp trong mùa đông, trong khi các loài to lớn hơn, do có khả năng chịu đựng tốt hơn trước băng tuyết, chỉ di trú ở khoảng cách ngắn. Một vài quần thể ngỗng xám là định cư, nói chung chúng không di trú. Vì thế các loài chi này tuân theo quy tắc Bergmann dựa trên khả năng thích ứng trú qua đông chứ không phải sự thích ứng sinh sản của chúng.[1][3]

Các cặp sinh sản nói chung có xu hướng giữ lãnh thổ khá mạnh, cụ thể là chúng bảo vệ lãnh thổ kiếm ăn cho các con của chúng, nhưng chúng cũng có thể tạo thành các bầy đàn sinh sản có kích thước đáng kể, cụ thể là ở ngỗng chân hồng. Tất cả các loài có thể sống thành bầy ở các mức độ khác nhau trong mùa đông, khi chúng có thể tạo ra các bầy rất lớn (chẳng hạn tới 800.000 ngỗng tuyết chỉ cư ngụ tại một chỗ[15]) ăn các loại cây trồng và gốc rạ.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi_Ngỗng http://www.wpbirds.com/arnoud/files/webcon070407-3... http://fulltext10.fcla.edu/cgi/t/text/text-idx?cc=... http://elibrary.unm.edu/sora/Auk/v087n03/DJVU/P053... http://elibrary.unm.edu/sora/Auk/v087n03/p0537-p05... http://elibrary.unm.edu/sora/Auk/v103n04/p0737-p07... http://www.fws.gov/midwest/desoto/migration.htm http://www.aou.org/checklist/index.php3 http://www.aou.org/checklist/suppl/AOU_checklist_s... http://doi.org/10.1111/j.1474-919X.2006.00603.x //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1474-919X.2006.00603.x